Bệnh viêm xoang sàng gặp ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, bởi đây chính là độ tuổi khả năng miễn dịch còn kém cộng với môi trường ô nhiễm.

Xem thêm: https://laodong.vn/suc-khoe/viem-xoang-sang-ham-tran-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-738007.ldo

Bệnh viêm xoang và viêm xoang sàng ở trẻ em

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và sưng một hoặc nhiều xoang do xoang bị tắc nghẽn. Viêm xoang có thể xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong ngắn hạn (khoảng 4 tuần) gọi là viêm xoang cấp tính. Một trường hợp khác đó là viêm xoang có thể kéo dài (khoảng hơn 3 tháng) và lập đi lập lại gọi là viêm xoang mãn tính.

Xoang sàng nằm giữa hai hố mắt là xoang đầu tiên hình thành khi trẻ vừa mới sinh ra. Và phải đến 4 tuổi trở lên, các xoang khác (xoang hàm, xoang trán, xoang bướm) mới lần lượt được hình thành. Thế nên, trẻ dưới 4 tuổi chỉ mắc bệnh viêm xoang sàng.

Nguyên nhân gây viêm xoang sàng ở trẻ

  • Sức đề kháng yếu: khiến cơ thể trẻ không thích ứng được với những thay đổi của thời tiết, môi trường sống.
  • Môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc lá, nhà cửa bụi bặm...
  • Thay đổi thời tiết: nhất là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.

Bệnh viêm xoang sàng gặp ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, bởi đây chính là độ tuổi khả năng miễn dịch còn kém cộng với môi trường ô nhiễm. Ở trẻ khi có sự tấn công của vi sinh vật, vi khuẩn, virus trẻ dễ mắc bệnh viêm mũi, viêm họng, điều trị không dứt điểm sẽ chuyển thành mạn tính và dẫn tới tình trạng viêm xoang.

Triệu chứng viêm xoang sàng ở trẻ em

Lâm sàng 

Khi trẻ mắc bệnh viêm xoang sàng sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như:

  • Nóng sốt nhiều ngày không hạ nhiệt.
  • Chảy nước mũi nhiều, mùi hôi, có màu vàng hay xanh.
  • Bé thở khò khè, khạc ra đờm.
  • Khi trẻ bú chỉ bú được từng hơi ngắn do mũi bị tắc nghẹt.
  • Đau, ngứa họng, ho, nhất là về đêm.
  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ngủ không ngon, sưng nề quanh mắt.
  • Với trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ kêu đau đầu, buồn ngủ.

Cận lâm sàng

  • Nội soi mũi xoang.
  • Chụp Xquang hoặc chụp MRI.
  • Những xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Cách điều trị viêm xoang sàng cho trẻ

Khác với người lớn, khi trẻ mắc các bệnh về viêm xoang, viêm xoang sàng thì phải nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh còn có thể tự chăm sóc trẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất, bằng cách:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%, nước biển.
  • Cho bé ăn nhiều trái cây có chứa vitamin A, C vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc mũi, vừa tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi.
  • Tập thói cho trẻ thói quen đi ra ngoài đường bị khẩu trang, quàng khăn ấm khi trời chuyển lạnh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Khi trời hanh khô nên sử dụng máy tạo ẩm.